Hiện nay, diệt mối trước khi xây nhà là một trong những công tác cần phải thực hiện, đặc biệt tại những khu vực có mối hoạt động mạnh. Nhưng làm thế nào để diệt tận gốc và phòng chống được lũ mối xâm nhập vào nhà? Khi thực hiện phòng chống mối cần lưu ý những điều gì? Tất cả những thông tin bạn cần biết sẽ được chúng tôi tổng hợp đầy đủ trong bài viết dưới đây. Hãy cùng DietMoiTanGoc.net tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.
1. Áp dụng thuốc diệt mối dạng nước
để phun diệt và phòng mối
Sử
dụng hóa chất phòng chống mối dạng dung dịch (pha hỗn hợp giữa nước và thuốc
phòng mối dạng nước) như: thuốc phòng chống mối Agenda 25EC, thuốc phòng chống
mối Lenfos 50EC, thuốc Map Sedan 48EC,…. Đây là ba loại thuốc được nhiều công
ty cung cấp dịch vụ thi công chống mối công trình sử dụng hiện nay.
Cách
pha, tỉ lệ pha và phun tưới hóa chất đối với ba loại hóa chất này:
-
Sử dụng thuốc phòng mối: Lenpos 50EC và Map Sedan 48EC.
-
Pha dung dịch tỉ lệ: 1,2%. (Riêng Agenda là 2,5%)
(Xem thêm: Thông cống nghẹt tại Hồ Chí Minh chỉ 50k)
-
Thời điểm tốt nhất để phun hóa chất là trước khi đổ bê tông sàn, bê tông móng.
Tùy
thuộc vào mục đích sử dụng và từng loại công trình mà sẽ có cách sử dụng khác
nhau để diệt mối trước khi xây nhà
2. Áp dụng thuốc diệt mối dạng bột
để phun diệt và phòng mối
Hiện
nay, Thuốc phòng chống mối PMS 100 là loại thuốc đã được kiểm chứng lâm sàng bởi
viện khoa học lâm nghiệp Việt Namvà có tác dụng phòng chống mối vô cùng hiệu quả.
Định mức sử dụng như sau:
-
Đối với mặt nền: Rải thuốc PMS 100 trên mặt nền đất rồi đầm chặt với định mức:
1 – 2kg/m2.
-
Khi gặp tổ mối: Trộn 1kg thuốc với 20 lít nước và đổ từ từ vào tổ mối.
-
Thời điểm diệt mối trước khi xây nhà tốt nhất là trước khi đổ bê tông móng, bê
tông sàn.
3. Phương pháp chống mối đối với phần
đất nền công trình
Chúng
ta tiến hành xử lý phòng mối cho móng trước khi khi công trình xây dựng tiến
hành đào đất đổ bê tông cho: móng bè, móng đơn, móng cọc hay móng băng. Dùng
thuốc dạng lỏng (hoặc dạng bột) tưới đều từ 2 – 3 lần lên phần đất nền nhằm
ngăn chặn mối xâm nhập từ đất hoặc trú ngụ làm tổ
Những
điều cần biết:
-
Tỉ lệ tưới cho nền đối với thuốc dạng dung dịch: 5 lít dung dịch pha sẳn / 1
met vuông.
-
Khi san lấp mặt bằng, nếu phát hiện những tổ mối thì phải tiến hành san lấp, loại
bỏ ngay để diệt mối trước khi xây nhà
-
Bỏ đi những vật liệu xenlulo bởi đây là nơi lý tưởng để mối phát triển
-
Các tấm ván cốt pha kẹp sâu giữa hai trụ bê tông không rút ra được thì phải
phun thuốc phòng chống mối.
-
Đối với những công trình phải đóng cọc móng bằng tre, nếu ở đất khô (không có mạch
nước ngầm), cọc tre cần được xử lý bằng thuốc diệt mối trước khi đóng xuống đất.
Đối
với công trình đổ móng cọc:
-
Xử lý thuốc chống mối lần 1 khi công trình vừa đổ móng xong.
-
Tiến hành phun thuốc lần 2 khi công trình vừa đầm nền xong.
4. Phương pháp chống mối nền móng
Trộn
hỗn hợp thuốc với đất để tạo thành “hàng rào” phòng mối theo phương thẳng đứng
bao quanh liên tục sát bên trong, bên ngoài tường móng công trình xây dựng nhằm
phòng chống mối xâm nhập từ bên ngoài vào trong và ngược lại từ trong nền đi
vào tường móng của công trình
Thuốc
chống mối dạng lỏng: Tến hành đào một lớp đất và khoét lỗ (ở độ cao mặt sân tiếp
giáp với phần ngoài công trình xây dựng). Sau đó đổ dung dịch thuốc lên bề mặt
hào và lỗ rồi lấp đất. Cuối cùng phun lên bề mặt hàng rào một lớp dung dịch thuốc.
(nếu là đất xốp, đất cát, thuốc sẽ tự thấm xuống và không cần khoét lỗ). Hào sâu từ 5 – 10 cm và rộng 50 cm. Lỗ có đường
kính từ 1 – 2 cm và sâu 30 – 40 cm, số lượng khoảng 15 – 20 lỗ/1m2 rãnh, hàng lỗ
đầu tiên cách chân tường mỏng 5 cm
Thuốc
phòng mối dạng bột: Đào hào (rãnh) bao quanh bên ngoài sát với mặt tường móng
công trình xây dựng. Trộn phần đất đã đào với thuốc chống mối dạng bột và lấp đất
lại. Hào rộng 50 cm, sâu khoảng 60 – 80 cm. Ở những nơi đất đá, gạch vỡ sẽ được
rải thuốc chống mối theo từng lớp cách nhau từ 5cm đến 7 cm.
5. Phương pháp chống mối trên các cấu
kiện, vật dụng bằng xenlulo
Đối
với các công trình có dùng gỗ, tre, các vật liệu có chứa xenlulo khác làm cấu
kiện chịu lực hoặc bộ phận trang trí, cửa và khung cửa, những bộ phận đó phải
được xử lý bằng thuốc bảo quản gỗ cho tất cả các bề mặt của kết cấu. Các cấu kiện
phải được tẩm, phun, ngâm thuốc phòng chống mối và thuốc bảo quản lâm sản nhằm
tiêu diệt mối tận gốc mối mọt, nấm mốc đang phá hoại bên trong.
Lưu
ý: Những đường ống thoát nước nên được thiết kế xuyên qua lớp mặt nền. Xung
quanh mỗi đầu ống đều phải được xử lý thuốc diệt mối cẩn thận. Ngoài ra, bạn có
thể kết hợp biện pháp khác như cách ly chân tường, ngâm tẩm gỗ…
Nguồn: DietMoiTanGoc.net