Hiện nay trong các gia đình, việc sử dụng gỗ công nghiệp trong đồ dùng nội thất hiện đại nói chung hay cho Tủ bếp gỗ công nghiệp nói riêng đang là xu hướng mới và được sử dụng một cách phổ biến ở nước ta.
Tuy
nhiên, có một thực trạng rằng Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, độ ẩm
quanh năm cao nên rất dễ gây mối mọt cho các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp.
Hơn nữa, Tủ bếp lại là khu vực có độ ẩm cao và là nội thất dễ dàng bị mối mọt tấn
công nhất.
Bài
viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn 5 cách chống mối mọt và 8 cách xử lý mối mọt được
sưu tầm và tổng hợp một cách kỹ lưỡng. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi
cung cấp sẽ giúp ích được bạn.
Tổng quan về mối mọt
Mối
là loài côn trùng có họ hàng gần với gián, thân mềm, thường có màu xám/ nâu hoặc
trắng – nhìn qua có thể hơi giống “kiến trắng“. Mối là côn trùng có hại với các
công trình xây dựng, thậm chí là các vật dụng quan trọng của con người.
Mọt
là côn trùng bọ cánh cứng có hàm khỏe, thường có màu nâu hoặc đen, lông hơi ngả
xám. Mọt chuyên phá hoại các loại ngũ cốc như gạo, đậu, gỗ…
Thức
ăn chính của mối mọt là Cellulose – đó chính là lý do vì sao đồ gỗ lại hay bị mối
mọt tấn công nếu không được xử lý kỹ sẽ gây ra rất nhiều thiệt hại nghiêm trọng.
5 cách chống mối mọt cho gỗ
“Phòng
bệnh hơn chữa bệnh” – Việc phòng chống mối mọt ngay từ giai đoạn ban đầu sẽ đem
lại hiệu quả cao hơn cả cũng như tránh gây thiệt hại cho nội thất của nhà bạn.
Đặc biệt, với những khu vực đã có lịch sử thường xuyên bị mối mọt tấn công, đây
là các công tác mà bạn không nên bỏ qua để phòng chống mối mọt cho nhà mình.
Tránh để đồ gỗ tiếp xúc nước, khu vực
nóng ẩm
Đồ
gỗ khi tiếp xúc với nước sẽ dễ bị ẩm, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng,
độ bền, thẩm mỹ của đồ gỗ. Vì vậy bạn nên hạn chế để khăn/ nước đọng lại trên đồ
gỗ, dùng khăn mềm lau khô ngay sau khi sử dụng.
Thường xuyên vệ sinh đồ gỗ là cách
chống mối mọt tốt nhất
Nên
sử dụng một tấm vải mềm, không xơ để vệ sinh tủ ngay sau khi sử dụng để chống ẩm
và giữ cho tủ gỗ luôn đẹp, mới qua thời gian. Không nên dùng khăn ướt lau tủ vì
sẽ dễ làm phai màu sơn và nước ngấm vào gỗ dễ gây hư hỏng tủ. Không sử dụng các
loại hóa chất tẩy rửa để tránh làm hỏng tủ.
Sử dụng loại gỗ tốt sẽ góp phần chống
mối mọt
Nên
sử dụng các loại gỗ của các thương hiệu uy tín, được xử lý chống mối mọt kỹ
càng trước khi gia công thành nội thất như gỗ MDF chống ẩm, HDF siêu chống ẩm,
nhựa Picomat, nhựa WPB, …. Các loại tủ này thường có giá thành hợp lý lại rất bền,
nhiều mẫu mã, chất lượng cao, ít bị mối mọt. Bạn đọc có thể tham khảo về giá sản
phẩm tại: Giá tủ bếp An Cường trọn gói 2021.
Quét sơn vecni trên bề mặt đồ gỗ để
chống mối mọt
Việc
quét sơn hoặc vecni lên gỗ sẽ làm cửa mới hơn, tạo ra một lớp bảo vệ tạm thời
cho gỗ để mối mọt không thể xâm nhập. Thông thường các món đồ gỗ sau một thời
gian sử dụng sẽ dễ bị mối mọt xâm nhập. Việc sơn lại vừa khiến đồ gỗ mới hơn lại
không bị mối mọt.
Sử dụng tinh dầu để chống mối mọt
Mối
thường thích mùi gỗ, mùi ẩm nhưng lại rất ghét mùi tinh dầu sả. Trong thành phần
tinh dầu sả có chứa các hoạt chất có tính sát khuẩn như: citral và geraniol
giúp chống lại mối mọt. Hơn nữa tinh dầu sả cực an toàn nên bạn có thể an tâm sử
dụng trong các khung thùng đồ gỗ sẽ góp phần phòng chống mối mọt cho đồ gỗ của
bạn.
8 cách xử lý mối mọt cho gỗ nội thất
Xử
lý mối mọt là công tác xử lý nhầm diệt trừ mối mọt đã và đang gây hại cho nội
thất của nhà bạn. Công tác này cần làm càng sớm càng tốt để tránh gây tổn hại
nhất. Nội thất sau khi đã được xử lý mối mọt cần kết hợp với các biện pháp
phòng tránh ở mục “II.5 cách chống mối mọt cho gỗ” để tránh trường hợp Mối mọt
tái xâm nhập và gây hại.
Phơi vật dụng dưới ánh mặt trời
Một
cách xử lý mối mọt tốt nhất đó là phơi đồ dùng bị mối mọt ăn dưới ánh nắng mặt
trời, thời gian phơi có thể 2-3 ngày. Mối mọt thường thích ẩm mốc và nơi tối –
nên phơi dưới ánh nắng và khô ráo là một trong những cách xử lý mối mọt hiệu quả.
Tuy nhiên cách này chỉ có thể áp dụng với những nội thất rời và chỉ mới bị mối
mọt xâm nhập.
Sử dụng dầu hỏa để xử lý mối mọt
Dầu
hỏa là hóa chất thường được sử dụng để xử lý mối mọt trong dân gian. Khi phát
hiện đồ gỗ bị mối mọt, bạn cho dầu hỏa trực tiếp vào lỗ mối ăn đồng thời dùng
bình xịt xịt trực tiếp vào các khe tủ bếp, bản lề, cửa… Làm liên tục điều này
trong khoảng nửa tháng sẽ xử lý được mối mọt.
Dùng acid boric để xử lý mối mọt
Acid
boric là hợp chất thường được tìm thấy trong các dung dịch sát khuẩn – đây cũng
là một hóa chất có thể dùng để xử lý mối mọt. Bạn có thể dùng một gói bột acid
boric mua ở cửa hàng hóa chất pha chung với nước rồi xịt vào những nơi có mối mọt,
sẽ xử lý mối mọt cho đồ gỗ hiệu quả.
Dùng muối để xử lý mối mọt
Trong
dân gian thường sử dụng muối để xử lý mối mọt vì cách này khá hiệu quả và an
toàn. Cách xử lý rất đơn giản là rải muối vào đường đi hoặc rải trực tiếp vào ổ
muối, mối sẽ tự đi.
Dùng giấm và chanh để xử lý mối mọt
Sử
dụng giấm trắng pha với nước ép chanh xịt vào tổ mối hay những vị trí xuất hiện
mối cũng là một phương pháp xử lý mối mọt hiệu quả và an toàn,
Dùng vôi để xử lý mối mọt
Trong
dân gian mọi người cũng thường dùng vôi để xử lý mối mọt. Có hai cách sử dụng
đó là rắc vôi sống trực tiếp vào tổ mối hoặc trộn vôi với nước rồi đổ vào tổ mối.
Nhử mối bằng bìa carton
Mối
mọt thường rất thích các loại bìa giấy, bìa carton. Bạn có thể dùng một tấm bìa
carton để nhử mối – khi chúng lên ăn tấm bìa thì mang đi đốt rồi đặt tấm khác
lên. Cứ làm như vậy vài lần sẽ diệt hết được tổ mối
Dùng thuốc và hộp nhử mối để xử lý
mối mọt
Nếu
bạn đã dùng tất cả mọi cách ở trên mà vẫn không xử lý mối mọt được thì hãy sử dụng
hộp nhử mối và thuốc diệt mối – mua ở
các cửa hàng thuốc diệt mối. Tuy nhiên, thường các thuốc diệt mối thường khá độc
và cần phải sử dụng kĩ càng nên thường không phù hợp với những gia đình có con
nhỏ. Bạn nên tìm hiểu rõ về hóa chất cũng như đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng
phương án này.
Nguồn: DietMoiTanGoc.net